Phong tục truyền thống tại đền thờ ở Nhật Bản
Súc miệng và rửa tay
Tại những ngôi đền lớn tại Nhật đều có những chậu nước lớn. Người ta gọi chậu nước bằng đá đó là temizuya. Chậu nước nằm cạnh đường sando, mục đích của hành động này chính là gột sạch những bụi bẩn bản thân trước khi đặt chân vào đền trang nghiêm.
Trước tiên bạn cần lấy một cái mui bên tay phải múc nước và rửa tay trái và đổi lại thành rửa tay phải. Tiếp theo, lấy tay phải múc thêm gáo nước để rửa miệng. Lưu ý tuyệt đối không kề mui lên miệng và dùng tay của bạn để hứng nước nhé! Cuối cùng là rửa lại tay trái và cất lại mui vào chỗ cũ.
Hãy viết một tấm thẻ cầu nguyện
Quan niệm truyền thống này được lưu trữ như một nét đẹp văn hóa của người Nhật khi đến đền thờ. Theo truyền thuyết kể lại thì những vị thần luôn xuất hiện trong hình ảnh cưỡi ngựa. Vì vậy những chú ngựa thật luôn được dùng như món đồ tế. Tuy nhiên ngày nay người Nhật chỉ dùng những tấm thẻ gỗ hình con ngựa để cầu nguyện. Bạn chỉ cần viết điều ước lên tấm thẻ và buộc chúng vào nơi quy định là được nhé!
Lưu ý là không đi bộ vào đường sando
Người dân Nhật Bản quan niệm vị trí nằm ở giữa đường sando là chỗ của những vị thần thường đi. Cho nên người phàm phải tránh đi vào giữa đường sando. Ở khuôn viên đền bạn cũng không được nói to làm ồn ào.
Luôn cúi chào khi bước qua cổng Torii
Trước mỗi cổng đền đều có cổng torii. Trong tiếng Nhật cổng đầu tiên được gọi là ichi no torii. Bước qua cánh cổng này sẽ đến con đường sando bước vào đền. Cho nên bạn phải dừng lại và cúi đầu chào bạn nhé! Khi bước về bạn cũng phải cúi đầu chào cánh cổng này trước khi về như một lễ nghi tôn kính dành cho các vị thần.
Trước khi khấn vái nên rung chuông
Khi bước đến đền chính bạn không nên đứng vị trí ở giữa vì đó là nơi của thần linh. Sau đó cuối đầu chào, nếu như có thần linh hãy cúi đầu chào họ. Sau đó bạn có thể cúi chào một lần nếu như có chuông gần đó và đến gần để rung chuông. Đó là nghi lễ thông báo với các vị thần bạn đã đến đây.
Bỏ tiền trước khi khấn vái
Chú ý là nên bỏ tiền một cách nhẹ nhàng. Hầu như những ngôi đền ở Nhật đều không có quy định về số tiền cần ủng hộ. Tùy tâm bạn có thể bỏ từ 1 đến 1000 yên đều được. Người Nhật thường bỏ vào 5 yên bởi vì số tiền đó thể hiện sự gắn kết hạnh phúc.
Quy tắc khấn vái đúng
Để thực hiện quy tắc khấn vái, bạn cần phải cúi hai lần, mặt hướng lên phía trên và cúi người thật thấp lưng và hông có góc 90 độ. Khi vỗ tay, chú ý là mu bàn tay phải thấp hơn mu bàn tay trái. Sau đó mở rộng phần cánh tay cho đến phần vai và vỗ hai lần. Sau đó thực hiện thu tay lại để hạ cầu xuống. Khấn xong hãy cúi đầu thật thấp để chào lần nữa. Mỗi ngôi đền có cách khấn vái riêng cho nên bạn hãy chú ý quan sát những người khác thực hiện để không làm sai nhé!
Cách khấn đúng là đọc tên mình, địa chỉ và điều mình bản thân mong muốn. Những lần sau khấn bạn có thể khấn đơn giản hơn cũng được.
Đừng quên lấy một thẻ bài may mắn
Nếu như khi bạn lấy lá bài xui xẻo, bạn nên buộc nó lại theo đúng thứ tự để tránh những điềm xấu. Ngược lại lấy thẻ tốt thì không cần phải buộc lại, trong đền có những khu vực buộc thẻ riêng cho nên bạn không nên buộc vào thân cây nhé!
Trong bài viết này, Liên Việt đã chia sẻ đến bạn 8 phong tục truyền thống tại đền thờ Nhật Bản cho những ai lần đầu đến đây khấn vái. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có điều gì bỡ ngỡ hay bâng khuâng về văn hóa Nhật Bản hãy để lại bình luận tâm sự cùng Liên Việt nhé! Cảm ơn bạn đọc qua bài viết.