Với nhiều người, con đường duy nhất để đến với thành công là theo học đại học, hoặc ít ra cũng phải là một trường Cao đẳng nào đó. Trong khi thậm chí một số còn hoàn toàn chẳng có định hướng nào trong tương lai hay chẳng thích thú gì với nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi, với họ, quan trọng là phải có được tấm bằng Đại học. Thế nhưng, nếu nhìn nhận vào thực tế năng lực bản thân, cộng với chi phí học Đại học nhiều nguy cơ sẽ tăng vọt và quãng thời gian 4 năm học, có thể còn nhiều hơn thế mà bạn vẫn thất nghiệp khi ra trường thì tôi dám cá là bạn sẽ nghĩ lại.
Thực tế xã hội hiện nay, tấm bằng cấp 3 cũng đã được xem là bước ngoặc đầu tiên để thăng tiến trên con đường học hành và làm việc.
Tốt nghiệp cấp 3 nên làm gì gì?
1. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
Công việc này cũng có thể gọi với tên gọi khác là công nhân cơ khí, công việc chính là kiểm tra, duy trì và sửa chữa ô tô, xe tải nhẹ bằng các thiết bị truyền thống hoặc công cụ máy tính. Bạn cần phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dạy nghề.
2. Đi xuất khẩu lao động nước ngoài
Như chúng ta đã biết, chương trình xuất khẩu lao động hiện nay vô cùng nở rộ. Chương trình này không những giúp người lao động có thể giải quyết được vấn đề việc làm mà còn giúp họ có được một khoản tiền tích lũy vô cùng lớn sau khi hết hạn hợp đồng về nước. Với số tiền tích lũy được sau quá trình đi XKLĐ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để đầu tư kinh doanh, mở cửa hàng hoặc thậm chí tự mở công ty cho riêng mình.
Điều kiện đi XKLĐ hiện cũng không hề khắt khe. Cùng với đó là rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng liên tục tuyển người như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Trong đó, Nhật Bản đang là thị trường dẫn đầu về số lượng người tham gia.
Như vậy, với tấm bằng cấp 3 thì việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động cũng là hướng đi vô cùng đúng đắn và thích hợp.
3. Thợ mộc
Từ đường cao tốc, những cây cầu cho đến tủ bếp, những người thợ mộc xây dựng, lắp ghép, lắp đặt và sửa chữa các công trình xây dựng, công trình kiến trúc, đồ đạc làm từ gỗ và các vật liệu khác. Bạn cần phải được đào tạo và truyền nghề từ khoảng 3 đến 4 năm.
4. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Làm việc như một nhà trung gian kết nối liên lạc giữa khách hàng và các loại hình doanh nghiệp bằng cách trả lời các câu hỏi và thắc mắc, cung cấp thông tin cũng như gửi đi các khiếu nại.
5. Phụ tá bác sĩ nha khoa
Phụ tá nha khoa làm việc chặt chẽ với các nha sĩ và thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ khác bao gồm khử trùng các công cụ, nhận hồ sơ và chuẩn bị cho các bệnh nhân đến điều trị. Bạn cần có nhiều kỹ năng được học trong nghề nhưng cũng phải có các chương trình hỗ trợ nha khoa, việc này mất một năm hoặc ít hơn để hoàn thành.
6. Thợ điện:
Công việc chính là lắp đặt và duy trì hệ thống điện, cầu chì, mạng lưới, các máy móc thiết bị điện gia đình và các doanh nghiệp. Bạn phải được đào tạo một khóa dài hạn, học nghề.
7. Đào tạo thể dục thể thao
Công việc chính là hướng dẫn và dạy mọi người trong các hoạt động thể dục. Làm việc trong các trung tâm thể dục thể thao, phòng tập thể lực, bệnh viên, trường đại học hoặc phục vụ khách hàng tại nhà nếu có nhu cầu. Bạn cần phải có bằng trung học dạy nghề, giấy chứng nhận và quan trọng là phục thuộc vào nhà tuyển dụng với các loại hình thể dục thể thao cụ thể.
8. Giám sát, quản lý tiệm Game
Công việc chính là giám sát các hoạt động kinh doanh và nhân viên trong khu vực được giao tại một casino hoặc các thiết bị chơi game, đảm bảo nhân viên và người chơi nhận thức và tuân thủ các quy tắc của trò chơi. Bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc và giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
9. Công nhân sửa chữa và bảo hành nói chung:
Công việc chính là khắc phục sự cố, kiểm tra và chuẩn đoán các vấn đề trong nhiều loại hàng hóa khác nhau, quyết định phương thức tốt nhất để sửa chữa chúng.
10. Nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà:
Công việc chính là giúp đỡ người cao tuổi, người tàn tật hoặc ốm đau tại nhà thay vì phải đưa họ đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Bạn cung cấp các dịch vụ như trông nom việc thuốc men, kiểm tra nhiệt độ, có thể làm việc nhà và giúp đỡ họ làm vệ sinh cá nhân. Bạn phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn dưới sự hướng dẫn của các ý tá hoặc những chuyên viên giàu kinh nghiệm.
Ngoài những nghề trên đây, bạn còn có thể làm rất nhiều công việc khác với mức thu nhập đủ để bạn hài lòng so với năng lực của mình. Chẳng hạn như các nghề:
– Người phiên dịch, dịch thuật
– Thợ sửa móng và chăm sóc chân
– Phụ tá y khoa
– Thư ký văn phòng
– Kỹ thuật viên dược
– Nấu ăn trong nhà hàng
– Nhân viên bán hàng
– Chuyên gia chăm sóc da và làm đẹp
– Điều khiển xe tải và các máy móc hạng nặng.
Trên đây là 10 công việc phù hợp với những bạn trẻ có bằng cấp 3 có thể tham khảo và lựa chọn. Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được thông tin hữu ích phục vụ cho việc định hướng tương lai của bản thân. Chúc các bạn thành công!.