Quy tắc hành xử chuẩn mực khi sống tại Nhật Bản

Đến một đất nước xa lạ, sẽ cần rất nhiều thời gian để bạn hòa nhập với môi trường sống tại đây. Cho nên mỗi hành động của bạn cũng cần giữ chừng mực nhất định. Những hành động giao tiếp thường ngày tại Việt Nam được xem là việc rất bình thường. Tuy nhiên nó có thể là hành vi cấm kỵ tại đất nước khác, ví dụ như Nhật Bản. Dưới đây là, những quy tắc hành xử chuẩn mực lần đầu đến Nhật Bản sinh sống và du lịch bạn cần phải nắm rõ.

Quy tắc hành xử ở nơi công cộng

Cấm hút thuốc ngoài trời

Đây là hành động được liệt vào những điều lưu ý khi đến Nhật sống quan trọng nhất trong danh sách. Hành vi hút thuốc tại nơi công cộng đã bị cấm tại nhiều quốc gia không chỉ tại Việt Nam nói riêng mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Ở Nhật Bản hành vi hút thuốc là càng không được cho phép. Vì người dân Nhật Bản luôn đề cao môi trường sống xanh để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng không được phép xả rác bừa bãi là điều cấm kỵ mà bạn cần phải biết.

Tại những nhà hàng hay quán bar và một số công ty tư nhân ở Nhật Bản vẫn cho phép hút thuốc lá. Tuy nhiên ở những thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, việc tự ý hút thuốc lá ngoài trời sẽ bị phạt đến 50.000 yên tương đương 8 triệu đồng Việt Nam.

Lưu ý luôn đi bộ về phía bên phải

Người dân Nhật Bản luôn chú ý trật tự khi đi bộ tại những con đường đông đúc tại thủ đô. Người đi bộ phải luôn tuân thủ quy định đi đường luôn phải đi phía bên trái. Với thang cuốn ở Nhật Bản bạn cũng tuân thủ theo quy định này. Mọi người sẽ phải đứng về phía bên phải và dành phần đường bên trái cho những người vội vã hay cần có việc gì gấp cần di chuyển nhanh.

Mặc dù Tokyo được biết đến là một trong những trung tâm đô thị lớn với lượng dân cư khá đông, ở đây, người dân rất có trật tự. Người đi bộ tuân theo một quy luật bất thành văn đó là luôn đi về phía bên trái. Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.

Chen lấn không xếp hàng

Từ đi thang cuốn hay đợi thang máy, trung tâm văn hóa hay những quán ăn, tất cả mọi người đều phải thực hiện việc xếp hàng. Ga lửa và tàu xe điện ngầm cũng không được phép chen lấn. Cư xử đúng mực và luôn tôn trọng những người đến trước đó chính là văn hóa nổi tiếng của người Nhật. Đặc biệt là khi di chuyển bằng tàu điện ngầm, bạn có thể tự do trang điểm, chơi game hay đọc sách. Tuy nhiên không được làm ồn và gây ảnh hưởng đến người khác. Tuyệt đối không được ăn uống trên tàu.

quy tắ hành xử
Người Nhật luôn tôn trọng văn hóa xếp hàng và nhường đường

Hắt hơi nơi công cộng

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay. Đeo khẩu trang không chỉ giúp bản vệ sức khỏe của bản thân mà còn là hành động tôn trọng khi giao tiếp thường ngày. Tốt nhất khi cần hắt hơi hãy đến nhà vệ sinh hoặc quay mặt đi nơi khác. Người Nhật ghét nhất là những người hắt hơi xì mũi vào người họ. Cho nên bạn nên lưu ý vấn đề này.

Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Và bạn cũng không được xì mũi ở nơi công cộng. Bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật ghét xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.

Quy tắc hành xử khi giao tiếp

Chú ý đến cách ngồi lịch sự

Tại Việt Nam, bạn có thể ngồi và bắt chéo chân. Việc này rất bình thường và không có gì phản cảm. Tuy nhiên tại Nhật cách ngồi bắt chéo chân không thể hiện phép lịch sự. Thay vào đó bạn nên ngồi theo kiểu seiza (Phong cách ngồi quỳ trên đầu gối). Đây là cách ngồi truyền thống của người Nhật để có tư thế hành xử trang nghiêm với người đối diện.

Không mang giày dép vào nhà người khác

Bạn sẽ không được các bà nội trợ ủng hộ hành động này. Vì nó sẽ làm bẩn nhà của họ. Hơn hết chẳng ai thích người khác mang giày dép dính nhiều bụi bẩn vào nhà mình. Bạn nên để ý trước khi vào nhà, người Nhật thường đặt tủ giày ở đâu. Sau đó nhẹ nhàng cởi giày và mang chiếc dép sử dụng khi đi trong nhà dành cho khách đến chơi.

Khi đến thăm bất kỳ một ngôi nhà nào tại Nhật. Câu đầu tiên bạn nên nói là: “O-jama shimasu!” Nó có nghĩa là xin lỗi vì đã làm phiền và để lại một món quà nho nhỏ để tặng chủ nhà. Lưu ý quà không nên tặng là những món quà có số lượng là 4 và 9. Không nên sử dụng những vật sắc nhọn. Cũng không nên tặng giày dép cho cấp trên bạn nhé!

Quy tắc hành xử khi ăn uống

Dùng tay chỉ vào người khác

Hành vi chỉ tay vào người khác có ngụ ý xúc phạm và phê bình người khác. Điều đó được xem là hành vi thô lỗ. Ngay cả khi bạn dùng đũa chỉ vào người khác cũng vậy. Gọi tên những bộ phận nhạy cảm của phụ nữ cũng là điều vô cùng bất lịch sự. Đó là điều cấm kỵ tại Nhật Bản.

Không được đổ nước sốt đậu nành lên phần cơm trắng

Nếu như bạn không thích ăn cơm trắng cũng không nên làm điều này trước mặt chủ nhà hay đầu bếp. Điều đó sẽ khiến họ nổi giận với bạn. Lời khuyên cho bạn nên đổ nước sốt đậu nành hay dưa chua vào cơm ăn cùng. Ngay sau đó bạn có thể thưởng thức cơm trắng.

quy tắc ứng xử
Cách thưởng thức món ăn cũng thể hiện cách ứng xử và văn hóa giao tiếp người Nhật

Không được bonus thêm tiền tiếp

Theo văn hóa Việt Nam, việc để lại tiền tiếp cho người khác là hành động thể hiện sự hào phóng. Tuy nhiên nếu bạn cố tình hay vô ý để tiền tiếp cho nhân viên phục vụ, lái xe, hoặc người chăm sóc tại Nhật. Họ sẽ lập tức đuổi theo bạn và trả lại tiền tip. Bạn không nên hỏi họ lý do vì sao. Chỉ cần nhận lại là được.

Không vừa ăn vừa đi

Hành động vừa ăn và vừa đi chúng ta dễ bắt gặp ở nhiều nữ sinh trên đường phố. Tuy nhiên bạn đường làm như vậy tại Nhật nhé! Vì sẽ dễ bị những bà cụ trách phạt và nhìn với ánh mắt kém thiện cảm.

Còn rất nhiều những quy tắc hành xử khác bạn cần nắm rõ khi tới Nhật. Trên đây, chỉ là một số ví dụ cụ thể mà bạn cần nhớ để tránh những trường hợp vì không biết mà bị người khác đánh giá là kém duyên bạn nhé! 

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận